Slide 1

Tìm hiểu về Tiêu chuẩn ISO và Chứng nhận ISO

       ISO được biết đến là một hệt thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. Để biết rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

ISO LÀ GÌ?
       ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế được thành lập ngày 23/02/1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.
       Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Việt Nam là nước thành viên thứ 77 trong hệ thống này. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt, ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN).
       Với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế. Với lợi ích và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
       Tính đến nay, ISO ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn chất lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm,... Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp.


THẾ NÀO LÀ TIÊU CHUẨN ISO?
       Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hoá quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.
       Nói tóm lại, tiêu chuẩn ISO được coi như là 1 chuẩn mực của thế giới mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong đó nếu muốn đạt được chứng nhận ISO.
       Tuỳ vào ngành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất cũng như tổ chức nhân sự.
       Để cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế, ISO với các tiêu chuẩn hoá thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời, khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng được nâng cao. Cho nên, nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.
       ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu. Hiện tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó 7 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là:
1. Tiêu chuẩn ISO 9001
       ISO 9001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công,... Phiên bản mới nhất được ban hành 24/09/2015.
2. Tiêu chuẩn ISO 14001
       ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình tới môi trường. Phiên bản mới nhất được cập nhật 15/09/2015.
3. Tiêu chuẩn ISO 22000
       ISO 22000
 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm. ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
4. Tiêu chuẩn HACCP
       HACCP
 là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. TIêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới.
5. Tiêu chuẩn OHSAS 18001
       OHSAS 18001
 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu liên quan đến các hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn. OHSAS 18001 giúp cho tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát và lường trước được các  mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động vận hành thông thường và trong những tình huống đặc biệt và để cải tiến các hoạt động đó.
6. Tiêu chuẩn ISO 45001
       ISO 45001
:2018 là bộ tiêu chuẩn được ban hành vào ngày 12/03/2018, và là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý An toàn & Sức khoẻ nghề nghiệp, thay thế cho OHSAS 18001.
       Theo đó, các tổ chức hiện được chứng nhận theo OHSAS 18001 đến ngày 12/03/2021 sẽ được chuyển sang ISO 45001.
7. Tiêu chuẩn ISO 13485
       ISO 13485
 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị dụng cụ y tế. ISO13485:2016 là phiên bản mới nhất.

CHỨNG NHẬN ISO - CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG LÀ GÌ?
       Chứng nhận ISO là hoạt động doanh nghiệp được một tổ chức chứng nhận (bên thức ba) đánh giá chất lượng hệ thống và cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO hay còn gọi là Chứng chỉ ISO.
       Giấy chứng chỉ ISO hay còn gọi là giấy chứng nhận ISO là kết quả minh chứng cho tổ chức đấy đã đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý ISO. Đây là bằng chứng xác đáng giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
       Thời hạn của giấy chứng nhận ISO là 3 năm và cần thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần.

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO
       Tổ chức chứng nhận ISO là tổ chức phải được công nhận và chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam. Chính vì thế, khi lưa chọn tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp cần tìm hiểu pháp lý, giấy phép hoạt động tránh tình trạng đăng ký chứng nhận tại nơi chưa có giấy phép dịch vụ dẫn đến giấy chứng nhận ISO không có hiệu lực.