Slide 1

Một số điều cơ bản cần biết về Titan

       Titan là kim loại quan trọng có nhiều đặc tính tuyệt vời. Chúng được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất và đời sống. Vậy Titan là gì? Titan có những tính chất nào? Ưu điểm, nhược điểm của Titan? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TITAN LÀ GÌ? HỢP KIM TITAN LÀ GÌ?
       Titan hay còn gọi là Titanium, được phát hiện tại Anh năm 1791. Người ta đã đặt tên này theo như trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một nguyên tố hoá học có ký hiệu là Ti, đứng vị trí số 22 trong bảng tuần hoàn hoá học. Titan là một kim loại phổ biến, tồn tại ở dạng rắn, có màu trắng bạc. Tỷ trọng của Titan thấp nhưng độ bền cao. Chúng phân bố trong lớp vỏ Trái Đất và trong hầu hết các sinh vật sống, vực nước, đá hay đất.
       Hợp kim Titan là hợp kim dựa trên gốc Titan và được thêm các yếu tố khác. Oxy, nito, carbon và hydro là các tạp chất chính xuất hiện trong hợp kim Titan. Chúng ta có thể chia hợp kim Titan thành 3 loại: hợp kim Alpha, Alpha+Beta, Beta.

TÍNH CHẤT CỦA TITAN
       Titan được biết đến với đặc tính không bị ăn mòn bằng nước biển, nước cường toan, acid và clo. Nguyên tố này nhẹ mà cứng nhất trong các chất kim loại. Ngoài ra, Titanium còn có khá nhiều đặc tính hay khác như:
            -  Nhiệt độ để nóng chảy khá cao, trên khoảng 1650
°C. Vậy nên, khả năng chịu nhiệt cũng như nung trực tiếp của chất này rất tốt. Nhưng độ dẫn điện và dẫn nhiệt của nguyên tố kim loại này khá thấp
            -  Nguyên tố số 22 có độ bền cao. Titan có thể tạo ra một mảng oxit bên ngoài. Nhưng nếu nung chất này ở nhiệt độ >430°C, Titan sẽ giảm độ bền.
            -  Titanium không tan trong axit, kể cả là các axit có khả năng công phá mạnh như axit sulfuric hay axit clohydric
            -  Titan có bề mặt bóng loáng, chống ăn mòn tốt, kể cả axit, clo hay các dung dịch muối
            -  Nguyên tố kim loại này không bị oxy hoá hay ăn mòn. Vậy nên Titanium cũng không bị đen hay gỉ. Tuy nhiên, với các sản phẩm từ Titan kết hợp với các hợp chất khác vẫn bị đen và gỉ (bạc trộn titan, vàng trộn titan,...)
            -  Chất Titanium không bị nhiễm từ

ƯU ĐIỂM CỦA TITAN
       Titan được ứng dụng rất nhiều trong đời sống sinh hoạt và sản xuất bởi những ưu điểm nổi trội của nguyên tố này:
            -  Cứng như thép, nhưng lại nhẹ hơn thép khoảng 60%
            -  Cứng gấp sau 6 lần nhôm nhưng chỉ nặng hơn gấp rưỡi
            -  Titanium có khả năng chống ăn mòn tốt, kể cả nhiệt độ cao. Đặc biệt, ít bị xỉn màu nên màu sắc của sản phẩm từ Titan được giữ lại gần như nguyên vẹn
            -  Titan không tạo ra các phản ứng hoá học khi sử dụng hay gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó chúng thường được dùng trong y tế
            -  Nguyên tố này chịu bức xạ và phản chiếu bức xạ tốt
            -  Đây là kim loại cứng gần nhất trong các kim loại, cùng với đó là trọng lượng nhẹ, tính dẻo cao giúp các sản phẩm từ Titan có tính bền rất tốt
            -  Ở trạng thái tinh khiết, Titan có thể dễ dàng kéo thành sợi, dễ gia công sản xuất
            -  Nhiệt độ nóng chảy cao nên Titan thích hợp dùng trong các vật liệu chịu lửa, chịu nhiệt
            -  Titan ít dẫn điện và dẫn nhiệt, chúng có khả năng tái chế cao
            -  Tính trơ của chất titan khá cao, giúp sản phẩm từ Titan chống chọi với kiểu thời tiết khắc nghiệt. Nhờ đó sản phẩm từ Titan có tuổi thọ cao hơn các kim loại khác

NHƯỢC ĐIỂM CỦA TITAN
       Trên thực tế, Titan có khá ít nhược điểm do chúng không gây ảnh hưởng quá lớn đối với việc ứng dụng trong sản xuất và đời sống:
            -  Titan không thích hợp với nhiệt độ cao trên 400
°C. Ở điểm nhiệt này, Titan mất dần độ bền của nó
            -  Gia công Titan khó hơn các vật liệu khác. Nó khó đúc so với thép, nên thường gia công, tạo hình Titan từ quá trình rèn. Việc này gây tốn kém cho nhà sản xuất
            -  Titan thường đắt hơn các loại kim loại khác như thép, sắt, nhôm,...
            -  Việc khai thác quặng Titan có thể gây ra tình trạng suy thoái đất, gây ô nhiễm cho nguồn nước