Slide 1

Bulong, Guzong, Thanh ren

  • BULONG INOX
    • BULONG INOX

    BULONG INOX

    Giá: Liên hệ

    Vật liệu: inox 304, 316, 310, 347, 630,...
    Tiêu chuẩn: DIN, ASTM, JIS
    Xuất xứ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam
    Quy cách:

         -  Đường kính: M4 - M30

         -  Bước ren: 01 - 3,5

         -  Chiều dài: 10 - 300mm

         -  Bề mặt: trơn

    Ứng dụng: Sử dụng trong lĩnh vực Dầu khí, Luyên thép, Nhiệt điện


    Liên hệ đặt hàng:
    +84979391586
    Thông tin sản phẩm

    1. Khái niệm

         Bulong là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc (ecu), có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết. 

         Bulong được sử dụng để lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc (êcu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. 

         Đầu bulong có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông, 6 cạnh (lục giác) ngoài hoặc trong (lục giác chìm), 8 cạnh (bát giác), hoặc hình khác. Tuy nhiên dạng 6 cạnh được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính mỹ thuật, sự tiện lợi trong quá trình sản xuất và sử dụng.

         Cấu tạo bộ bulong inox
              -   Thân bulong có dạng hình trụ tròn đều, trên thân được tiện ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét – tiêu chuẩn hệ ren được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay và trên thế giới. Thân bulong có thể tiện ren lửng hoặc ren suốt tùy vào yêu cầu của công việc. Phần mũ của bulong có dạng hình lục giác ngoài hoặc lục giác chìm tùy theo yêu cầu của việc lắp ghép mà chọn loại mũ bulong phù hợp. Loại mũ bulong thông dụng nhất hiện nay đó là mũ lục giác ngoài vặn bằng cờ lê. Phần mũ bulong thông thường có lô gô nhà sản xuất, cũng như loại vật liệu sản xuất con bulong đó.
              -   Đai ốc (êcu) là phụ kiện đi kèm thông thường, có công dụng là để xiết một kết cấu vào giữa thân bulong và êcu. Cấu tạo của êcu cũng có nhiều kiểu, như kiểu lục giác ngoài, kiểu lục giác mỏng, kiểu hàn 3 chân, hàn 4 chân, kiểu liền long đen… Êcu có lỗ ở giữa hình tròn, bên trong được tiện ren hệ mét sao cho phù hợp để xiết vào con bulong có cùng kích thước, cùng bước ren. Tất nhiên, có một số mối ghép không phải sử dụng đến êcu, nhưng đa phần đều sử dụng cả êcu.
              -   Vòng đệm phẳng (long đen phẳng), có công dụng làm trung gian bề mặt tiếp xúc giữa êcu và kết cấu cần liên kết, cũng có thể là trung gian giữa đầu bulong và kết cấu cần liên kết (đối với những mối ghép không yêu cầu sử dụng êcu). Vòng đệm phẳng cũng có công dụng là phân bổ lực tác dụng đều lên kết cấu, cũng như tránh xước bề mặt tiếp xúc.
              -   Vòng đệm vênh (long đen vênh), thông thường thì vật liệu sản xuất vòng đệm vênh sẽ có cùng vật liệu sản xuất con bulong đó. Công dụng chủ yếu của vòng đệm vênh là khả năng chống lực rung động, cũng như chống hiện tượng tự tháo của êcu. Có một số liên kết không cần sử dụng đến vòng đệm vênh, nếu như liên kết đó không chịu lực rung động.
         Bu lông INOX là loại bu lông được sản xuất từ vật liệu INOX, nhằm mục đích chống bị Oxy hóa. Bu lông INOX có khả năng chống ăn mòn rất tốt nên được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau như: Công nghiệp hóa chất, xây dựng, thiết bị y tế,…

    2. Phân loại

         -   Căn cứ theo loại vật liệu sản xuất, chúng ta có thể phân loại bulong inox ra làm một số loại thông dụng như sau:

              +   SUS 201
              +   SUS 304
              +   SUS 316
              +   SUS316L
              +   SUS 310

         -   Căn cứ theo kiểu thân bulong có thể phân loại bulong inox ra làm 2 loại như sau:

              +   Ren lửng
              +   Ren suốt

         -   Căn cứ theo kiểu mũ bulong, có thể phân loại bulong inox ra làm một số loại như sau:

              +   Đầu lục giác ngoài
              +   Lục giác chìm đầu trụ
              +   Lục giác chìm đầu bằng
              +   Lục giác chìm đầu cầu
              +   Tai hồng
              +   Mắt
              +   Liền long đen

    3. Ưu điểm của Bu lông inox 304

         Khả năng chống ăn mòn:

              Bu lông INOX 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt khi tiếp xúc với các loại Acid vô cơ. Chúng thường được dùng trong môi trường axit, môi trường có hàm lượng hóa chất cao như: ngành chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, y tế,…

         Khả năng chống chịu nhiệt:

              Bu lông INOX 304 có thể chịu được nhiệt độ lên đến 870 độ C và 925 độ C. Ngoài ra nó còn có khả năng dẻo dai tuyệt vời khi hạ đến nhiệt độ nhất định.

    4. Tiêu chuẩn sản xuất Bu lông inox 304

              Bu lông INOX 304 sản xuất tuân theo các hệ tiêu chuẩn: DIN (Đức), JIS (Nhật Bản), ISO (Tiêu chuẩn Quốc tế), ASTM/ANSI (Mỹ), BS (Anh), GB (Trung Quốc), GOST (Nga) và TCVN (Việt Nam).

    5. Ứng dụng của Bu lông inox 304

         Là loại Bu lông có khả năng chống ăn mòn rất tốt, Bu lông INOX 304 được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề:

            -  Trong dân dụng: Bu lông INOX 304 lắp đặt cho các công trình xây dựng ngoài trời, lắp đặt bồn nước ngoài trời, lắp đặt thiết bị y tế,…

            -  Trong công nghiệp: Bu lông INOX 304 được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

              +   Trong công nghiệp nặng: công nghiệp đóng tàu, bồn chứa hóa chất, hệ thống đường ống dẫn dầu và khí ga công nghiệp,…

              +   Trong công nghiệp nhẹ: Bu lông INOX 304 sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, lắp đặt đường ống,…


    Sản phẩm liên quan