Tổng kết thị trường thép Việt Nam năm 2023. Định hướng mới năm 2024
Năm 2023 đã trôi qua với dấu ấn tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, là những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế, giúp nền kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng sụt giảm của thị trường thép toàn cầu, suy thoái kinh tế và lạm phát của các thị trường thép lớn như EU, Mỹ,v.v..., thị trường bất động sản xuống dốc từ nửa cuối năm 2022 đến nay, thì thị trường thép trong nước năm 2023 lại gặp nhiều khó khăn, thử thách.
2023 cũng là năm mà các chính sách của Việt Nam để thực hiện hoá cam kết đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 năm 2050 lại COP26 đã bắt đầu có hiệu lực và triển khai rộng rãi trong cộng đồng các doanh nghiệp, trong đó có ngành thép về phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, và là động lực thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang hướng hiện đại hoá.
Sau một năm nhìn lại, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã tổ chức Hội thảo tổng kết "Thị trường thép Việt Nam và Công tác Hiệp hội năm 2023 - Định hướng năm 2024" vào ngày 13/01/2024 để trao đổi, kết nối và cập nhật các thông tin mới nhất về dự báo thị trường thép thế giới và trong nước; các chính sách liên quan đến ngành thép; đặc biệt là các hoạt động, sự kiện của Hiệp hội và ngành thép toàn cầu năm 2024 dưới sự chủ trì của ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch và ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan Nhà nước như Cục Phòng vệ Thương mại, Vụ Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công thương, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và hơn 160 đại biểu tham dự đến từ các doanh nghiệp thành viên VSA và các cơ quan ngôn luận quan tâm đến tình hình ngành thép Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày 3 báo cáo với các nội dụng chính:
1) Báo cáo của VSA về thị trường thép và hoạt động năm 2023 - Định hướng hoạt động năm 2024 với trọng tâm là tổ chức Hội thảo và Triển lãm SEAISI 2024 từ 13-15/05/2024 tại Đà Nẵng với tư cách nước chủ nhà do bà Trang Thu Hà - Chánh Văn phòng VSA trình bày.
2) Báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết về Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu trong ngành thép do ông Đinh Quốc Thái - Tổng Thư ký VSA phát biểu.
3) Thực trạng công tác Phòng vệ Thương mại đối với ngành thép - Bài học kinh nghiệm do ông Phạm Công Thảo - Phó Chủ tịch VSA trình bày.
Sau phần trình bày 3 nội báo cáo chính của đại diện Cơ quan Thường trực VSA, các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi, đóng góp ý kiến để Thường trực Hiệp hội hoàn thiện các nội dung báo cáo Cơ quan Nhà nước, cũng như phương hướng hoạt động của Hiệp hội năm 2024.
Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, thành viên tham dự của Việt Nam tại COP28 đã chia sẻ thông tin về Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế, gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, CHLB Đức, CH Pháp, CH Italia, Canada, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Na Uy. Kế hoạch huy động nguồn lực tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng
- Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch
- Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong ngành GTVT
- Đổi mới, sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ
- Đảm bảo công bằng
Các dự án, nhiệm vụ sẽ tiếp tục được Ban Thư ký, các Nhóm Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP cùng các đối tác tiếp tục ra soát, cập nhật và hoàn thiện.
"Trong những năm gần đây, công tác phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài xuất hiện những tính chất mới, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự chủ động và kết nối với các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp với nhau để ứng phó hiệu quả với các vụ việc.", đại diện Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công thương phát biểu.
Tham dự Hội thảo, ông Vũ Văn Thanh - Phó Chủ tịch VSA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho rằng: "Thế giới đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động của dịch bệnh và năm 2023, thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển với tốc độ chậm lại khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina nổ ra và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Điều này dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính sách phòng vệ thương mại có thể có nhiều hình thức, trong đó thuế quan là biện pháp được sử dụng chủ yếu.". Đây là công cụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, trong đó có các NSX thép trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
Bước sang năm mới, với nhiều hy vọng, cơ hộ và thách thức đặt ra cho ngành thép Việt Nam, đánh dấu một bước chuyển mới, nhận thức về trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp ngành thép, nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững nền công nghiệp thép Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, VSA sẽ tiếp tục và nâng cao chất lượng các hoạt động thường xuyên như:
- Tham gia xây dựng Chính sách phát triển ngành thép
- Giải quyết kiến nghị, bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên
- Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện dự án về ngành thép
- Hoạt động thông tin tuyên truyền và hội thảo khoa học
- Hoạt động hợp tác quốc tế, Phòng vệ Thương mại,...
2023 cũng là năm mà các chính sách của Việt Nam để thực hiện hoá cam kết đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 năm 2050 lại COP26 đã bắt đầu có hiệu lực và triển khai rộng rãi trong cộng đồng các doanh nghiệp, trong đó có ngành thép về phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, và là động lực thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang hướng hiện đại hoá.
Sau một năm nhìn lại, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã tổ chức Hội thảo tổng kết "Thị trường thép Việt Nam và Công tác Hiệp hội năm 2023 - Định hướng năm 2024" vào ngày 13/01/2024 để trao đổi, kết nối và cập nhật các thông tin mới nhất về dự báo thị trường thép thế giới và trong nước; các chính sách liên quan đến ngành thép; đặc biệt là các hoạt động, sự kiện của Hiệp hội và ngành thép toàn cầu năm 2024 dưới sự chủ trì của ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch và ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan Nhà nước như Cục Phòng vệ Thương mại, Vụ Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công thương, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và hơn 160 đại biểu tham dự đến từ các doanh nghiệp thành viên VSA và các cơ quan ngôn luận quan tâm đến tình hình ngành thép Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày 3 báo cáo với các nội dụng chính:
1) Báo cáo của VSA về thị trường thép và hoạt động năm 2023 - Định hướng hoạt động năm 2024 với trọng tâm là tổ chức Hội thảo và Triển lãm SEAISI 2024 từ 13-15/05/2024 tại Đà Nẵng với tư cách nước chủ nhà do bà Trang Thu Hà - Chánh Văn phòng VSA trình bày.
2) Báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết về Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu trong ngành thép do ông Đinh Quốc Thái - Tổng Thư ký VSA phát biểu.
3) Thực trạng công tác Phòng vệ Thương mại đối với ngành thép - Bài học kinh nghiệm do ông Phạm Công Thảo - Phó Chủ tịch VSA trình bày.
Sau phần trình bày 3 nội báo cáo chính của đại diện Cơ quan Thường trực VSA, các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi, đóng góp ý kiến để Thường trực Hiệp hội hoàn thiện các nội dung báo cáo Cơ quan Nhà nước, cũng như phương hướng hoạt động của Hiệp hội năm 2024.
Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, thành viên tham dự của Việt Nam tại COP28 đã chia sẻ thông tin về Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế, gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, CHLB Đức, CH Pháp, CH Italia, Canada, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Na Uy. Kế hoạch huy động nguồn lực tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng
- Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch
- Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong ngành GTVT
- Đổi mới, sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ
- Đảm bảo công bằng
Các dự án, nhiệm vụ sẽ tiếp tục được Ban Thư ký, các Nhóm Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP cùng các đối tác tiếp tục ra soát, cập nhật và hoàn thiện.
"Trong những năm gần đây, công tác phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài xuất hiện những tính chất mới, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự chủ động và kết nối với các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp với nhau để ứng phó hiệu quả với các vụ việc.", đại diện Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công thương phát biểu.
Tham dự Hội thảo, ông Vũ Văn Thanh - Phó Chủ tịch VSA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho rằng: "Thế giới đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động của dịch bệnh và năm 2023, thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển với tốc độ chậm lại khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina nổ ra và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Điều này dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính sách phòng vệ thương mại có thể có nhiều hình thức, trong đó thuế quan là biện pháp được sử dụng chủ yếu.". Đây là công cụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, trong đó có các NSX thép trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
Bước sang năm mới, với nhiều hy vọng, cơ hộ và thách thức đặt ra cho ngành thép Việt Nam, đánh dấu một bước chuyển mới, nhận thức về trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp ngành thép, nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững nền công nghiệp thép Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, VSA sẽ tiếp tục và nâng cao chất lượng các hoạt động thường xuyên như:
- Tham gia xây dựng Chính sách phát triển ngành thép
- Giải quyết kiến nghị, bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên
- Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện dự án về ngành thép
- Hoạt động thông tin tuyên truyền và hội thảo khoa học
- Hoạt động hợp tác quốc tế, Phòng vệ Thương mại,...
Theo Hiệp hội thép Việt Nam
Bài viết cùng chuyên mục
- KHAI TRƯƠNG CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH - BƯỚC TIẾN MỚI CỦA KIM KHÍ VIỆT
- KIM KHÍ VIỆT KHAI TRƯƠNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI OSAKA - NHẬT BẢN
- Áp dụng thuế suất Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với hơn 11 400 dòng thuế theo Hiệp định VIFTA
- Giá sắt thép cập nhật hôm nay (02/02/2024): Thị trường thép tại Trung Quốc tiếp tục giảm nhẹ
- Tổng cục thống kê chỉ ra ba lý do khiến giá thép tăng phi mã